Hệ thống tích hợp BMS nhằm mục đích thiết lập một tòa nhà dưới hình thức một hệ thống điều khiển linh hoạt. BMS tích hợp, phối hợp đồng bộ các hệ thống phụ trợ, gắn kết các hệ thống riêng thành một hệ thống tùy biến điều khiển linh hoạt. Giao diện dùng chung của hệ thống cho phép người vận hành quan sát toàn bộ trạng thái và điều khiển hệ thống từ một trạm máy tính, giúp cho việc vận hành tòa nhà hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn trong khi nâng cao được hiệu suất của người vận hành và quản lý tòa nhà.
Hơn thế nữa, việc đầu tư hệ thống tích hợp BMS giúp tận dụng được sức mạnh của thông tin tích hợp. Kỹ thuật hiện đại giúp cho người vận hành tiếp cận với các thông tin cần thiết một cách chính xác nhất nhằm giám sát, cảnh báo, kiểm tra lỗi, bảo trì cũng như phân tích năng lượng...Việc chia sẻ thông tin giữa các hệ thống giúp cho việc vận hành hiệu quả hơn.
Một tòa nhà được trang bị hệ thống BMS có khả năng đáp ứng nhanh với nhu cầu của người sử dụng và nhu cầu của nhà: Do BMS được thiết kế để đáp ứng dễ dàng với các nhu cầu và có khả năng tùy biến cao trong quá trình vận hành, bảo trì cũng như nâng cấp.
Thêm nữa, một tòa nhà trang bị hệ thống BMS sẽ tối đa hóa nhiều lợi ích: từ việc tích hợp các hệ thống, mở rộng khả năng thu thập, lưu trữ, phân phối dữ liệu và tạo nên các ảnh hưởng đến quyết định điều khiển của các hệ thống khác. Điều này cho phép hệ thống BMS phát huy sức mạnh đến từng thiết bị nhỏ nhất trong hệ thống mà thông thường rất ít được tận dụng. Do đó, chủ đầu tư sẽ kéo dài được thời gian sử dụng của hệ thống trên cùng chi phí đầu tư cho các thiết bị kỹ thuật.
Ngoài ra, hệ thống BMS giúp nhà đầu tư đạt được hiệu quả cao hơn với công sức ít nhất. Một thách thức đối với những người quản lý tòa nhà hiện đại là làm thế nào vẫn đảm bảo được những hoạt động ngày càng phong phú, phức tạp hơn trong tòa nhà với một lượng nhân lực được duy trì ở số ít nhưng tinh nhuệ? Làm thế nào để vận hành đội ngũ tốt trong khi nhu cầu và hoạt động ngày càng tăng lên? BMS chính là giải pháp toàn diện và khi vượt qua được những thách thức đó, người quản lý tòa nhà sẽ xây dựng được một môi trường hoạt động hiệu quả cùng với chi phí vận hành được tiết kiệm rất nhiều.
Khi quyết định đầu tư hệ thống BMS, nhà đầu tư hoàn toàn thoải mái nhờ có được sự độc lập khi chọn lựa các nhà cung cấp. Các thiết kế BMS ngày nay đều dựa trên xu hướng áp dụng kỹ thuật hệ thống mở, làm cho BMS có khả năng kết nối với các hệ thống kỹ thuật và ứng dụng quản lý tòa nhà trên nhiều giao thức khác nhau. Điều này làm cho người quản lý có khả năng chọn lựa từng thành phần thiết bị cũng như hệ thống thay thế có giá thành cạnh tranh hơn trên thị trường. Tự do trong việc lựa chọn này không những mang lại những lợi ích lớn tại thời điểm đầu tư ban đầu mà còn giảm được rất nhiều chi phí vận hành và bảo trì hệ thống.
Một lý do cũng rất quan trọng đó là đầu tư BMS đồng nghĩa với giao trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống cho một bộ phận duy nhất, qua đó thừa hưởng sức mạnh của mô hình quản lý tập trung. Một nhà tích hợp hệ thống kinh nghiệm có thể kết nối các hệ thống khác nhau lại làm một từ công tác thiết kế, lắp đặt và hiệu chỉnh vận hành đến bàn giao cho khách hàng. Quản lý tập trung và tập hợp vào một đầu mối liên lạc sẽ mang lại những lợi ích lớn hơn khi có sự cố xảy ra. Quản lý tập trung cũng có nghĩa là quản lý được 3 yếu tố chính: hiệu quả, chi phí và năng suất.
Với những lý do trên, BMS đã, đang và sẽ trở thành xu hướng lựa chọn tất yếu của chủ đầu tư nhằm đem tới những lợi ích cao nhất, tiết kiệm nhất và nhiều tiện ích nhất cho tòa nhà của mình.
Các Dự án đã thực hiện: